Ngộ nhận Phan_Ngọc_Tòng

Trước 1975, GS. Trịnh Vân Thanh viết:

Cả hai anh em Phan Liêm và Phan Tôn đều tử trận ở Giồng Gạch, cách Ba Tri (Bến Tre) khoảng 2 cây số. Thương tiếc người nghĩa khí đã vị quốc vong thân, Nguyễn Đình Chiểu có làm bài thơ thập thủ liên hoàn khóc cho hai ông.[10]

Và nhà nghiên cứu Huỳnh Minh kể:

Ở Giồng Gạch...quân Pháp bắn xối xả, nhưng Phan Liêm và Phan Tôn vẫn giữ tinh thần dẫn quân tiến vào nơi lửa đạn. Và hai ông đều tử trận. Từ Ba Tri, cụ Đồ Chiểu hay tin ấy, có làm mười bài ai điếu Phan Tôn và Phan Liêm[11].

Nhưng sự thật, theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập 2), thì:

Bài Điếu Ba Tri Đốc binh Phan Công trận vong thập thủ là dành để điếu Phan Tòng. Và Phan Tòng chính tên là Phan Ngọc Tòng, hương giáo ở làng An Bình Đông (Bến Tre) nổi dậy chống Pháp. Vừa chịu tang mẹ ba tháng, đầu liền đội bích cân đánh giặc và hy sinh tại Gò Trụi năm 1867[12].

Hợp tuyển Thơ Văn Việt Nam 1858-1920 cũng cho biết tương tự:

Phan Tòng người làng Bình Đông, quận Ba Tri tỉnh Bến Tre, cùng tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Phan Tôn, Phan Liêm. Phan Tòng tử trận năm 1868 ở Giồng Gạch, cách chợ Ba Tri hai cây số[13].

Do vậy, có thể khẳng định Phan Liêm và Phan Tôn, sau trận Hương Điểm đều không chết, người chết là Phan Tòng. Bởi Phan Liêm còn được gọi là Phan Tòng, cùng ở Ba Tri và cùng kháng Pháp trong khoảng thời gian ấy, nên mới nảy sinh chuyện lầm lẫn "người mất & thơ điếu" trong sách của ông Thanh & ông Minh.